HOME /  / Tìm hiểu chính sách / Quốc hội thông qua Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

Quốc hội thông qua Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

06/07/2017

Sáng ngày 21/6/2017, tại phiên họp bế mạc Quốc hội, sau khi nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi), Quốc hội đã biểu quyết thông qua với tỷ lệ đồng thuận cao.

P:\NAM 2017\2. TIN BAI\1. PHONG BAO CHI\2. Hoang Minh Tuan\Thang 6\IMG_3750.JPG

460/466 đại biểu Quốc hội tán thành thông qua Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

Như vậy, với tỷ lệ 460/466 đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi).

Sau gần 1 tháng làm việc, Quốc hội đã tập trung xem xét, thông qua 13 dự án luật, 5 dự thảo nghị quyết. So với kỳ họp trước, số lượng dự án luật được Quốc hội thông qua tại kỳ họp này tăng 9 dự án luật, số dự thảo nghị quyết tăng 4 văn bản.

P:\NAM 2017\2. TIN BAI\1. PHONG BAO CHI\2. Hoang Minh Tuan\Thang 6\IMG_3748.JPG

Quốc hội bỏ phiếu thông qua Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

Các dự án luật được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp này gồm: Luật đường sắt (sửa đổi); Luật quản lý ngoại thương; Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi); Luật thủy lợi; Luật chuyển giao công nghệ (sửa đổi); Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi); Luật cảnh vệ; Luật du lịch (sửa đổi); Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi); Luật quy hoạch; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13.

Các nghị quyết được Quốc hội xem xét, thông qua gồm: Nghị quyết về thi hành Bộ luật hình sự; Nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018; Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về việc sửa đổi điểm khởi đầu của đường biên giới quốc gia Việt Nam- Lào; Nghị quyết phê chuẩn Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào...

Cũng tại kỳ họp họp này, Quốc hội dành 6,5 ngày để xem xét các báo cáo của Chính phủ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước năm 2016; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2017; Phê duyệt quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015; xem xét việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành Tiểu dự án để triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Quốc hội cũng tiến hành thảo luận về báo cáo giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011- 2016; thông qua Nghị quyết về Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2018; thông qua Nghị quyết về việc thành lập các Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2018.

460/466 đại biểu Quốc hội tán thành thông qua Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước Như vậy, với tỷ lệ 460/466 đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi). Sau gần 1 tháng làm việc, Quốc hội đã tập trung xem xét, thông qua 13 dự án luật, 5 dự thảo nghị quyết. So với kỳ họp trước, số lượng dự án luật được Quốc hội thông qua tại kỳ họp này tăng 9 dự án luật, số dự thảo nghị quyết tăng 4 văn bản. Quốc hội bỏ phiếu thông qua Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước Các dự án luật được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp này gồm: Luật đường sắt (sửa đổi); Luật quản lý ngoại thương; Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi); Luật thủy lợi; Luật chuyển giao công nghệ (sửa đổi); Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi); Luật cảnh vệ; Luật du lịch (sửa đổi); Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi); Luật quy hoạch; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13. Các nghị quyết được Quốc hội xem xét, thông qua gồm: Nghị quyết về thi hành Bộ luật hình sự; Nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018; Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về việc sửa đổi điểm khởi đầu của đường biên giới quốc gia Việt Nam- Lào; Nghị quyết phê chuẩn Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào... Cũng tại kỳ họp họp này, Quốc hội dành 6,5 ngày để xem xét các báo cáo của Chính phủ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước năm 2016; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2017; Phê duyệt quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015; xem xét việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành Tiểu dự án để triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Quốc hội cũng tiến hành thảo luận về báo cáo giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011- 2016; thông qua Nghị quyết về Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2018; thông qua Nghị quyết về việc thành lập các Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2018.

- Nguồn: Mof.gov.vn-