HOME /  / Nghiên cứu - trao đổi / Hướng dẫn hạch toán kế toán Tài sản cố định theo thông tư 70/2019/TT-BTC

Hướng dẫn hạch toán kế toán Tài sản cố định theo thông tư 70/2019/TT-BTC

13/12/2020

Ngày 03/10/2019, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 70/2019/TT-BTC (Thông tư 70) hướng dẫn Chế độ kế toán Ngân sách và tài chính xã, thay thế chế độ kế toán Ngân sách và tài chính xã theo Quyết định 94/2005/QĐ-BTC và Thông tư 146/2011/TT-BTC

Ngày 03/10/2019, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 70/2019/TT-BTC (Thông tư 70) hướng dẫn Chế độ kế toán Ngân sách và tài chính xã, thay thế chế độ kế toán Ngân sách và tài chính xã theo Quyết định 94/2005/QĐ-BTC và Thông tư 146/2011/TT-BTC.

Một trong những nội dung quan trọng trong Thông tư 70 là hạch toán kế toán tài sản cố định (TSCĐ). Bài viết dưới đây xin giới thiệu tổng quan về tài khoản sử dụng cũng như phương pháp hạch toán kế toán TSCĐ theo Thông tư 70. Cụ thể như sau:

Về tài khoản sử dụng:

- Hạch toán kế toán TSCĐ sử dụng tài khoản:

TK 211 – Tài sản cố định:  Phản ánh Nguyên giá TSCĐ

- Các tài khoản liên quan:

TK 214 – Hao mòn TSCĐ: Phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ

TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ: Phản ánh giá trị còn lại của TSCĐ

Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:

* Kế toán tăng TSCĐ hữu hình

a. Rút dự toán ngân sách chuyển khoản mua TSCĐ:

Nợ TK 814- Chi ngân sách xã hạch toán vào NSNN

Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1121)

Đồng thời:

Có TK 008- Dự toán chi ngân sách (00822).

Đồng thời, ghi tăng TSCĐ và ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ:

Nợ TK 211- Tài sản cố định

Có TK 466- Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định.

b) Các công trình xây dựng cơ bản của xã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, ghi:

Nợ TK 211- Tài sản cố định (Nguyên giá)

Có TK 466- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.

c) TSCĐ tiếp nhận do các HTX bàn giao hoặc do cấp trên bàn giao cho xã:

Nợ TK 211- Tài sản cố định (Nguyên giá)

Có TK 214- Hao mòn TSCĐ (Số đã hao mòn)

Có TK 466- Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định (Giá trị còn lại).

Trường hợp, không có đủ căn cứ xác định giá trị hao mòn của từng tài sản, Ủy ban nhân dân xã tiến hành đánh giá lại theo hiện trạng tài sản, ghi:

Nợ TK 211 - Tài sản cố định (Theo nguyên giá đánh giá lại)

Có TK 466- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Theo NG đánh giá lại).

d) TSCĐ tăng do được viện trợ, tài trợ, biếu, tặng:

Nợ TK 211- Tài sản cố định

Có TK 466- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.

Đồng thời, phản ánh giá trị TSCĐ được viện trợ, tài trợ vào thu ngân sách xã chưa hạch toán vào NSNN và chi ngân sách xã chưa hạch toán vào NSNN:

Nợ TK 137- Chi ngân sách xã chưa hạch toán vào NSNN

Có TK 337- Thu ngân sách xã chưa hạch toán vào NSNN.

Làm thủ tục ghi thu, ghi chi ngân sách TSCĐ được viện trợ tại Kho bạc:

- Ghi thu ngân sách xã:

Nợ TK 337- Thu ngân sách xã chưa hạch toán vào NSNN

Có TK 714- Thu ngân sách xã hạch toán vào NSNN.

- Ghi chi ngân sách xã:

Nợ TK 814- Chi ngân sách xã hạch toán vào NSNN

Có TK 137- Chi ngân sách xã chưa hạch toán vào NSNN.

đ) Kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ

Ghi tăng nguyên giá những TSCĐ chưa có trên sổ kế toán

Nợ TK 211- Tài sản cố định (Theo nguyên giá kiểm kê)

Có TK 214- Hao mòn tài sản cố định (Số hao mòn thực tế)

Có TK 466- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Giá trị còn lại của TSCĐ theo kiểm kê).

** Kế toán giảm TSCĐ

a) TSCĐ giảm do thanh lý, nhượng bán:

Nợ TK 214- Hao mòn TSCĐ (số đã hao mòn lũy kế)

Nợ TK 466- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (GT còn lại của TSCĐ)

Có TK 211- Tài sản cố định (nguyên giá).

- Phản ảnh số thu về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định,

Nợ TK 111- Tiền mặt (thu tiền nhượng bán, thanh lý bằng tiền mặt)

Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (thu tiền nhượng bán, thanh lý bằng chuyển khoản)

Nợ TK 311- Các khoản phải thu (nhượng bán, thanh lý chưa thu tiền)

Có TK 337- Thu ngân sách xã chưa hạch toán vào NSNN.

- Khi làm thủ tục nộp số tiền thu về thanh lý tài sản cố định vào ngân sách nhà nước tại Kho bạc, ghi:

Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1121)

Có TK 111- Tiền mặt.

Đồng thời, ghi thu ngân sách xã hạch toán vào NSNN:

Nợ TK 337- Thu ngân sách xã chưa hạch toán vào NSNN

Có TK 714- Thu ngân sách xã hạch toán vào NSNN.

b) Tài sản giảm do không đủ tiêu chuẩn chuyển thành công cụ, dụng cụ, ghi:

Nợ TK 214- Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Nợ TK 466- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

Có TK 211- Tài sản cố định

Đồng thời phản ánh giá trị còn lại của TSCĐ vào bên Nợ TK 005 “Dụng cụ lâu bền đang sử dụng”.

c) TSCĐ phát hiện thiếu khi kiểm kê:

Nợ TK 466- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Giá trị còn lại)

Nợ TK 214- Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Có TK 211- Tài sản cố định (Nguyên giá).

- Phản ánh giá trị còn lại của TSCĐ bị thiếu, mất phải thu hồi, ghi:

Nợ TK 311- Các khoản phải thu (Giá trị còn lại)

Có TK 337- Thu ngân sách xã chưa hạch toán vào NSNN.

- Khi có quyết định xử lý: Nếu cấp có thẩm quyền cho phép xóa bỏ thiệt hại do thiếu, mất tài sản, ghi:

Nợ TK 714- Thư ngân sách xã hạch toán vào NSNN

Có TK 311- Các khoản phải thu.

- Nếu cấp có thẩm quyền quyết định người chịu trách nhiệm phải bồi thường, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (Nếu thu tiền)

Nợ TK 334- Phải trả cán bộ, công chức (Nếu trừ vào lương)

Có TK 311- Các khoản phải thu.

- Khi làm thủ tục nộp số tiền thu về bồi thường vào ngân sách nhà nước tại Kho bạc:

Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1121)

Có TK 111- Tiền mặt.

- Đồng thời, ghi thu ngân sách xã hạch toán vào NSNN:

Nợ TK 337- Thu ngân sách xã chưa hạch toán vào NSNN

Có TK 714- Thu ngân sách xã hạch toán vào NSNN.

*** Kế toán hao mòn TSCĐ

Cuối năm, lập Bảng tính hao mòn TSCĐ, Căn cứ Bảng tính hao mòn TSCĐ, ghi:

Nợ TK 466- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

Có TK 214- Hao mòn TSCĐ.

Để tham khảo thêm các bài viết khác về Thông tư 70/2019/TT-BTC, vui lòng xem Tại đây.