HOME /  / Tìm hiểu chính sách / Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Cần sự đồng thuận trong nhận thức về nợ công

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Cần sự đồng thuận trong nhận thức về nợ công

14/12/2016

Sáng 01-11, tại phiên thảo luận của Quốc hội ở hội trường về: Kế hoạch tài chính 5 năm; Mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 2016-2020 (trong đó có đánh giá toàn diện các mặt công tác huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 2011-2015), Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã có trao đổi thẳng thắn liên quan đến vấn đề này.


P:\NAM 2016\2. TIN BAI\2. CONG TAC VIEN\Thang 11\dinhtiendung-1477975135454.jpg
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trao đổi 
tại phiên thảo luận của Quốc hội

Trước đó, một số đại biểu Quốc hội đã đề nghị Chính phủ cần làm rõ nguyên nhân nợ công và giải pháp thời gian tới. Có ý kiến cho rằng, để giảm nợ công, cần nuôi dưỡng nguồn thu, tăng thu và giảm chi. Đại biểu Phạm Phú Quốc (TP Hồ Chí Minh) hiến kế, trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp, nguồn thu của Việt Nam chủ yếu dựa phần nhiều vào tài nguyên nước, dầu thô… và nhu cầu chi cao thì không còn cách nào khác là phải nuôi dưỡng, tìm nguồn thu mới và giảm chi.

“Chính phủ cần tìm cách để khơi thông nguồn lực xã hội; để doanh nghiệp, người dân mạnh dạn tham gia đầu tư vốn, thay vì gửi tiết kiệm, giữ tiền trong két sắt”, ĐB Phạm Phú Quốc nói.

Đại biểu này cho rằng, bên cạnh chương trình khởi nghiệp, phấn đấu 1 triệu doanh nghiệp, cũng cấn khuyến khích thành lập những tập đoàn mang thương hiệu quốc gia. Ông lý giải, trên thế giới, có những tập đoàn mang lại doanh thu, lợi nhuận lớn hơn GDP quốc gia. Hơn nữa, chính số doanh nghiệp lớn này sẽ dẫn dắt cộng đồng doanh nghiệp trong nước phát triển, tạo ra nguồn thu cho ngân sách.

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn là hoàn toàn đúng. Bộ trưởng nhấn mạnh, đây là vấn đề quan trọng, cần sự đồng thuận trong nhận thức của xã hội, cũng như của Quốc hội về nợ công.

Người đứng đầu ngành Tài chính minh chứng bằng các con số: Năm 2001, nợ công mới chỉ chiếm 36,5% GDP; năm 2005, tỷ lệ này đã lên 40,8% GDP; năm 2010 là 50% GDP và năm 2015 đã là 62,2% GDP. Tốc độ tăng nợ công của giai đoạn 2011-2015 là 18,5%/năm, cao gấp 3 lần so với tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Làm rõ nguyên nhân khiến nợ công tăng nhanh, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, trước hết là do tăng trưởng kinh tế không đạt theo kế hoạch. Theo đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015 là 7%-7,5%, nhưng ngay sau đó, do những nguyên nhân khách quan, đặc biệt là do sự suy thoái của kinh tế thế giới nên tại họp thứ hai Quốc hội khóa XIII diễn ra vào tháng 10/2011 đã quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này là 6,5%-7%. Tỷ lệ huy động thuế phí vào ngân sách nhà nước ở mức không quá 22%-23%. Trong thực hiện, giá trị tuyệt đối của GDP cũng không đạt như dự toán và đây chính là yếu tố quan trọng làm cho tỷ lệ nợ công/GDP tăng.

Bên cạnh đó, nguyên nhân nợ công tăng nhanh là do hoạt động tái cơ cấu nền kinh tế không đạt yêu cầu. Trong khi đó, trong 5 năm qua, Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách giảm thu để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; giá dầu thô giảm; cam kết hội nhập quốc tế khiến thu từ xuất nhập khẩu cũng giảm theo...

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, thời gian quan đã thực hiện đảm bảo chi đúng mức theo tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đã được Chính phủ trình Quốc hội, đặc biệt là chi cho an sinh xã hội, chi giảm nghèo, chi cải cách tiền lương đã cao hơn tốc độ tăng thu và tăng chi.

Giải pháp hạn chế tốc độ tăng của nợ công đã được Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đưa ra. Đó là, tiếp tục hoàn thiện thể chế quản lý nợ công, ngân sách, trong đó thời gian tới sẽ trình Quốc hội sửa đổi Luật Quản lý nợ công. Ngoài ra, từng bước tái cơ cấu nợ công, tái cơ cấu lại kỳ hạn và lãi suất nợ công...

- Nguồn: Mof.gov.vn-